Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Cuộc chiến giữa Israel và nhóm chiến binh Palestine trong khu vực Gaza đã đưa đến cáo buộc gay gắt về tội ác chiến tranh cho cả 2 phía, mặc dầu lệnh ngưng chiến đã được 2 phía bằng lòng. Nhưng trên 50 trẻ em Hamas cùng với 230 thường dân bị giết hại và nhiều toà nhà hư hại. Đặc biệt Do Thái đã bắn vào toà nhà ở Dải Gaza nơi trú ngụ của hãng thông tấn thế giới. Riêng về phía Hamas họ đã bắn vào khu vực dân cư Do Thái làm tử vong trên 12 thường dân.


Hành động phi pháo của Israel, nhóm phóng viên Không Biên Giới đã kêu gọi Toà án Hình Sự Quốc tế điều tra tội ác chiến tranh. Trong khi đó tên lửa của Hamas đã tiếp tục bắn vào Israel. Hành động trên đồng minh của Do Thái cho rằng chính Hamas là người gây nên tội ác chiến tranh cần được Liên Hiệp Quốc điều tra.

Trên lý thuyết, điều tra tội phạm chiến tranh có thể tiến hành như trong quá khứ, qua trường hợp tại Campuchia mang tội diệt chủng do thành phần chính phủ Pol Pot chủ trương. Thành phần nầy là tay sai Trung cộng. Tuy nhiên, thực tế yếu tố để buộc tội không dễ dàng do bởi sự chi phối về quyền lực, sức mạnh và nguyên nhân. Dựa theo thể chế luật pháp quốc tế không có điều khoản ấn định cho xung đột giữa Israel và nhóm người Palestine. Ngoài ra đi tìm định nghĩa về tội ác chiến tranh là một điều khó tưởng. Chiếu theo luật pháp quốc tế về các quy luật chiến tranh mà mỗi bên phải tự xử, tự kềm chế để cuộc chiến tránh khỏi thiệt hại về nhân mạng, trong đó yếu tố thường dân, đàn bà và trẻ em phải được hạn chế tối đa ở mức độ thương vong. Nếu những điều lệ trên không được tôn trọng và tiếp tục vi phạm thì được coi như tội ác chiến tranh.

Cơ cấu và điều luật nầy được thành lập sau Đệ nhị Thế chiến, khi các phiên toà xử các viên chức Đức Quốc Xã về hành vi giết hại người Do Thái tại Nurembergand. Trong đó kể cả quân đội Thiên Trị Minh Hoàng đã xử dụng chính sách cưỡng hiếp phụ nữ Trung Quốc trong chiến tranh. Từ nguyên nhân gây nên tội ác của Đức Quốc Xã và Nhật, nên Công ước Geneva ra đời do sự vận động thành lập của Hoa Kỳ chống lại tội ác chiến tranh, đã được 196 quốc gia ký kết vào ngày 12 tháng 8 năm 1949. Căn cứ trên tinh thần Gevena Convention nên những lãnh đạo Khmer Rouge’s đã phải đối diện với toà án quốc tế trong tội diệt chủng. Khôi hài hơn, trong khi cả thế giới lên tiếng về hành động dã man của Đức Quốc Xã, nhưng chẳng ai can thiệp hành động diệt chủng của Pol Pot. Ngoại trừ Việt Nam là quốc gia duy nhất đem quân giải cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do chính quyền Pol Pot gây nên. Chua chát thay, hành động giải cứu dân tộc Khmer của Việt Nam lại bị Đặng Tiểu Bình đem quân giết hại đàn bà, trẻ em, đốt nhà cướp của đồng bào chúng ta ở vùng Tây Bắc vào tháng 2 năm 1979. Thế thì tinh thần Liên Hiệp Quốc khi công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành
ngày 10/12/1948 tại San Francisco ở đâu? Trong hang cùng ngõ hẻm nào không một ai lên tiếng.

Sau tiếng gầm vang của bom đạn giết hại thường dân cả hai phía, thoả ước ngưng bắn giữa Do Thái và Hamas được thành hình, thuyết phục bởi Tổng Thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi vào ngày 20 tháng 5/2021, nhưng đạo diễn và động cơ thúc đẩy vẫn là Tổng Thống Joe Biden. Trên căn bản thoả ước ngưng bắn được đã được ra đời nhưng đây chỉ là bước đầu hoá giải tạm thời những tranh chấp mà hai dân tộc khó có thể hàn gắn. Xa hơn những cáo buộc về tội ác chiến tranh chưa thể giải quyết hay san bằng. Nhất là hiện nay TổngThống Joe Biden đang chịu nhiều áp lực, hơn 500 đảng viên đảng Dân Chủ và những người ủng hộ Joe Biden trong kỳ bầu cử vừa qua yêu cầu Tổng Thống hành động nhiều hơn nữa, buộc Israel phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trên Dải Gaza, và phải có biện pháp bảo vệ người Palestine, bảo vệ nền công lý và hoà bình lâu dài. Bức thư ngõ của những đảng viên Dân Chủ còn gửi đến Liên Hiệp Quốc yêu cầu truy tố Israel gây nên tội ác chiến tranh.

Mặc dù cả 2 phía đều tìm cách chạy trốn những cáo buộc gây nên tội ác chiến tranh. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng cường độ không kích của Israel so với mức độ bắn trả của Hamas là không tương xứng. Do đó, Israel phải chịu trách nhiệm và phải đưa ra toà án quốc tế xét xử về tội ác chiến tranh. Như tờ Washington Post đưa tin cuộc không kích của Israel đã giết chết cùng một lúc 17 người trong gia đình, điều nầy không thể tha thứ hay chấp nhận được. Mặc dầu chính phủ Israel đã lên tiếng là ngoài ý muốn. Riêng cuộc không kích vào toà nhà của Associated Press và Al Jazzera Do Thái cho rằng đây là Trung tâm Tình báo của Hamas. Ngược lại những bào chữa của Isreal, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng họ rất phẫn nộ về hành vi bịt miệng và tiêu diệt phương tiện truyền thông của lãnh đạo Isreal. Theo ông Christophe Deloire cho rằng đây là hành vi của tội ác chiến tranh.

Trước khi kết luận về tội ác chiến tranh chúng ta thử tìm hiểu thêm về Toà án Hình sự Quốc tế. Vào năm 2002, Toà án Hình sự Quốc tế độc lập được thành lập tại The Hague thuộc Netherlands, Dutch do các thành viên Liên Hiệp Quốc soạn thảo, với mục đích truy tố tội ác chiến tranh, tội chống lại loài người và diệt chủng thuộc các quốc gia thành viên hay bị truy tố bởi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Trong cuộc tiếp xúc với Reuters, luật sư Fatou Bensouda hiện nay là Công tố viên hàng đầu của International Criminal Court’s cho biết toà án Chống tội phạm Chiến tranh Thế giới đang điều tra và theo dõi chặt chẽ hành động của Isreal trên Dãi Gaza. Sau khi tuyên bố trên cùng Reuters, văn phòng Công tố viên Bensouda đã mở cuộc điều tra chính thức qua các hành động của Do Thái. Trong đó kể cả cuộc chiến ở Gaza vào năm 2014 khi quân đội Israel tiến vào Gaza. Trước áp lực của International Criminal Court’s, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Do Thái có quyền bảo vệ sự sinh tồn và lãnh thổ của họ, và Do Thái không phải là thành viên của Toà án nầy nên hoàn toàn không bị chi phối hay ảnh hưởng đến những điều khoản do Intenational Criminal Court’s đưa ra. Đồng tình cùng luận chứng trên của Benjamin Netayahu, Hoa Kỳ cũng cho biết họ đã bác bỏ cuộc điều tra trên và cho đó là sự sỉ nhục đối với tất cả nền dân chủ và bảo vệ tự do.

Sự tranh chấp giữa người Israel và Palestine đã có từ 100 năm qua. Mãnh đất Jesusalem là thủ đô của 2 dân tộc. Về phần Isreal họ chiếm ở vị trí phía Đông Jesusalem và mặc nhiên tuyên bố đây là Thủ đô vĩnh cửu của họ, cùng với sự đồng tình của cựu Tổng Thống Donald Trump, bao gồm cả Dải Gaza và Bờ Tây chiếm được trong trận chiến 1967. Đối với người Palestine cho rằng Bờ Tây và Đông Jesusalem là thủ đô tương lai của người Palestine. Cả 2 động tử nghịch là nguyên do của những cuộc xung đột đẫm máu giữa 2 dân tộc không thể thoả hiệp. Đối với người Palestine được sự hỗ trợ của khối Ả Rập và Isreal được sự đồng tình của những người Do Thái ảnh hưởng trong giới chính trị định cư tại Mỹ, trong đó kể cả những tỷ phú người Do Thái nắm giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế thế giới hiện nay.

Nguyên nhân thứ hai của sự tranh chấp ở Đỉnh Đồi Thánh, chung quanh nhà thờ Hồi Giáo Al-Aqsa toạ lạc nơi Thành phố Cổ. Nhà thờ Hồi Giáo là địa điểm linh thiêng sắp hàng thứ 3 nằm trên cao nguyên rộng, được lợp mái bằng vàng. Đối với ngưới Hồi đây là Thánh địa cao quý. Cũng trên cao nguyên rộng lớn nầy, người Do Thái gọi là Núi Đền, như trong Thánh Kinh có ghi lại, người Do Thái cho rằng địa điểm linh thiêng nầy thuộc về Do Thái mà đấng dựng nên Trời đất đã tặng riêng cho dân tộc họ. Trước đây vào năm 70 sau Công nguyên người La Mã đã phá
vỡ Ngôi đền thứ 2, hiện nay chỉ còn lại Bức tường phía Tây và đã được người Palestine xây dựng các nhà thờ Hồi Giáo.

Từ những nguyên nhân lãnh thổ, tôn giáo, sắc dân, nguồn gốc, văn hoá nên Jesusalem luôn luôn là điểm bắt đầu tranh chấp giữa Isreal và Palestine. Cũng chính nơi đây mở đầu cho các tội ác chiến tranh mà lãnh đạo của hai phía phải chịu trách nhiệm. Trong đó theo như phóng viên Không Biên Giới và luật sư Fatou Bensouda, Công tố viên toà án International Criminal Court’s cho rằng Isreal chính là tác nhân của tội ác chiến tranh. Xét trên lý thuyết Toà hình sự Quốc tế đã được ra đời và đã áp dụng trong quá khứ. Nhưng những kẻ bị trừng phạt là thành phần lãnh đạo trong chế độ bị sụp đổ. Ngược lại Do Thái là một nước có sức mạnh về quân sự cùng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Âu châu, liệu rằng toà án International Criminal Court’s có đủ yếu tố và quyền hạn để buộc tội Isreal hay không là một vấn đề cần yếu tố thời gian trả lời. Và, nếu buộc tôi Do Thái là kẻ gây nên tội ác chiến tranh, thì tại sao thế giới không lên tiếng đưa bè lũ lãnh đạoTrung Quốc ra toà án International Criminal Court’s về tội tàn sát tập thể đàn bà và trẻ em, đốt nhà, cướp của trong cuộc xâm lăng vùng Tây Bắc, Việt Nam vào năm 1979.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152739583.